CÁC CÂU HỎI VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

CÁC CÂU HỎI VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Câu hỏi 1: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi đăng ký sử dụng Hóa đơn điện tử?
Trả lời:
1.Doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai hình thức: tự xây dựng phần mềm hoặc thông qua nhà cung cấp giải pháp phần mềm (dịch vụ trung gian – Tvan).
  1. Doanh nghiệp phải đáp ứng theo yêu cầu thông tư 32/2011/TT-BTC về điều kiện khởi tạo hóa đơn điện tử.
  2. Sau khi đáp ứng điều kiện khởi tạo HĐĐT, doanh nghiệp:
+ Có quyết định áp dụng Hóa đơn điện tử, gửi cho CQT và được cơ quan thuế tiếp nhận. (Không cần phải có đơn đề nghị sử dụng hoá đơn theo mẫu 3.14 của TT 39/2014/TT-BTC)
+ Thực hiện thông báo phát hành Hóa đơn điện tử theo quy định.

Câu hỏi 2:  Trường hợp người mua hàng có nhu cầu chuyển đổi hóa đơn điện tử  sang hóa đơn giấy, người bán có thể thực hiện được không? Và được chuyển đổi bao nhiêu lần?
Phát hành hóa đơn điện tử
+ Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần.
+ Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều 12 thông tư 32/2011/TT-BTC và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
Lưu ý: Doanh nghiệp nắm và cần phân biệt rõ điều 12 “người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của luật kế toán”.
Câu hỏi 3: Trường hợp mất hóa đơn chuyển đổi, có bị phạt hay không?
+ Chưa có quy định xử phạt hành vi làm mất hóa đơn chuyển đổi.
Hướng dẫn sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử do tập đoàn VNPT cung cấp
Hướng dẫn sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử do tập đoàn VNPT cung cấp
Câu hỏi 4: Trường hợp doanh nghiệp được miễn chỉ tiêu đóng dấu trên hóa đơn tự in, đặt in, có được miễn chỉ tiêu đóng dấu trên hóa đơn chuyển đổi sang hóa đơn giấy của HĐĐT?
Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều 12 thông tư 32/2011/TT-BTC và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.(CV 820/TCT-DNL ngày 13/03/2017 của TCT)
Câu hỏi 5: Nếu hóa đơn đã xuất ( đã lập và ký số) nếu có sai sót thì điều chỉnh như thế nào?
+ Trường hợp 1: Sai sót về tên, địa chỉ nhưng đúng MST
Theo thông tư 26/2015/TT-BTC  “  …các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.”
+ Trường hợp 2: Sai sót khác (điều 9, thông tư 32/2011/TT-BTC)
“1. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua. Việc huỷ hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã thoả thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Thông tư này để gửi cho người mua, trên hóa đơn điện tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm.
  1. Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hoá đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn điện tử số…, ký hiệu…
Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).